Chú thích Trương Lỗi

  1. Trong Đáp Lý Chiêu Khởi thư (答李昭玘书), Tô Thức đã đánh giá từng người, sau đó nhận định cả 4 người đều là tài năng mà người đời còn chưa biết, tự hào rằng chỉ một mình Tô Thức biết trước
  2. Nay là Bạc Châu, An Huy
  3. Đương thời có Băng Ngọc Đường từ (冰玉堂辞) thuộc Kê Lặc tập (鸡肋集) và Quận trai độc thư chí (郡斋读书志) quyển 4 của Triều Bổ Chi (晁补之), Thư tấn hiền đồ hậu (书晋贤图后) thuộc Hoài Hải tập (淮海集) của Tần Quan (秦观),... hậu thế có Kha Sơn Trương Văn Tiềm tập thư hậu (柯山张文潜集书后) của Uông Tảo (汪藻), Kinh tịch khảo quyển 64, tức Văn hiến thông khảo (文献通考) quyển 237 của Mã Đoan Lâm, Trực Trai thư lục giải đề (直斋书录解题) quyển 17 của Trần Chấn Tôn (陈振孙),... đều cho biết Trương Lỗi là người Tiếu Quận (hay Tiếu Quốc). Bản thân Trương Lỗi cũng thừa nhận như vậy, xem Ký Châu học ký (冀州学记) thuộc Kha Sơn tập quyển 42, Ngô đại phu mộ chí (吴大夫墓志) thuộc Kha Sơn tập quyển 49, Lý phu nhân mộ chí (李夫人墓志) thuộc Kha Sơn tập quyển 20,...
  4. Nay là Hoài An, Giang Tô
  5. Trương Lỗi xác nhận chi tiết này trong Tư hoài đình kí (思淮亭记) thuộc Trương hữu sử văn tập quyển 49: “Tôi là người Hoài Nam đấy, từ nhỏ đến lớn, quen ở Hoài mà vui vẻ.”
  6. Trương Lỗi tự nhận như vậy trong Đầu tri kỷ thư (投知己书) thuộc Trương hữu sử văn tập quyển 55
  7. Nay là Hoài Dương, Hà Nam
  8. Nguyên văn: 汪洋冲澹, 有一倡三歎之声 (HV: uông dương xung đạm, hữu nhất xướng tam thán chi thanh). 汪洋/uông: sâu rộng, dương: bể lớn, ý nói khoát đạt; 冲澹/xung và đạm đều có nghĩa là lặng lẽ, ý nói giản dị, chất phác; 一唱三叹/nhất xướng tam thán là thành ngữ hình dung âm nhạc, văn thơ hay đẹp, có nguồn gốc từ Tuân tử, Lễ luận: “Thanh miếu chi ca, nhất xướng nhi tam thán dã.”, miêu tả khung cảnh 1 người cất tiếng hát, 3 người hòa nhịp
  9. Xem thêm Đáp Trương Văn Tiềm thư (答张文潜书) của Tô Thức
  10. Căn cứ vào Hậu thiệp Hoài phú (后涉淮赋) thuộc Trương hữu sử văn tập quyển 1, Trương Lỗi cho biết ông vượt sông Hoài (để đến Lâm Hoài) vào mùa thu “năm Giáp dần của niên hiệu Hi Ninh”, tức năm Hi Ninh thứ 7, từ đó tương ứng với kỳ thi năm thứ 6. Căn cứ vào Ký dị (记异) thuộc Trương hữu sử văn tập quyển 50, Trương Lỗi cho biết ông đến Hàm Bình vào tháng 6 “năm Kỷ sửu của niên hiệu Nguyên Phong”; qua khảo chứng cho thấy niên hiệu Nguyên Phong không có năm Kỷ sửu, mà phải là năm Ất sửu (1084)
  11. Quán Các (馆阁) là những cơ quan quản lý sách vở, biên soạn quốc sử. Nhà Bắc Tống dựa trên quan chế đời Đường, lập ra Chiêu Văn quán, Tập Hiền viện, Sử quán, gọi là Tam quán, ngoài ra còn có Bí các, Long Đồ các,... Kỳ thi này do Tô Thức làm chủ khảo, ngoài Trương Lỗi còn có Hoàng Đình Kiên, Triều Bổ Chi tham dự. Từ đây Lỗi chính thức được người đời xem là môn sanh của Tô Thức
  12. Tục tư trị thông giám trường biên (續資治通鑑長編) quyển 443 và quyển 459 cho biết: ngày 22 tháng 6 ÂL năm Nguyên Hữu thứ 5 (1090), Trương Lỗi từ Chánh tự thăng làm Trứ tác tá lang; ngày 4 tháng 12 ÂL cùng năm, gia Tập Hiền hiệu lý; ngày 8 tháng 6 năm thứ 6 (1091), trừ làm Bí thư thừa; ngày 16 tháng 11 cùng năm, làm Sử quán kiểm thảo. Bản thân Trương Lỗi ghi nhận giai đoạn thăng tiến này qua bài Dư Nguyên Hữu lục niên lục nguyệt bãi Trứ tác tá lang, trừ Bí thư thừa. Thị tuế trọng đông, phục trừ Trứ tác lang, kiêm Sử viện kiểm thảo, phục chí cựu cục đề bình (予元祐六年六月罢著作佐郎, 除秘书丞. 是岁仲冬, 复除著作郎, 兼史院检讨, 复至旧局题屏) thuộc Trương hữu sử văn tập quyển 26, về chi tiết có chút khác biệt so với Tục tư trị thông giám trường biên
  13. Khởi cư xá nhân (起居舍人) là quan viên phụ trách ghi chép mọi hành vi của hoàng đế, thuộc Nội sử tỉnh. Tên gọi “Khởi cư xá nhân” do Tùy Dượng đế đặt ra, đời Đường nhiều lần thay đổi, có dạo gọi là Hữu sử. Đời Tống cũng nói theo mà đặt ra quan chức này, vì thế người quen gọi Trương Lỗi là Trương hữu sử
  14. Vương Xưng (王称) – Đông đô sự lược (东都事略) quyển 116 chép: “Trạc Khởi cư xá nhân.”
  15. Nay là Trấn Giang, An Huy
  16. Đông đô sự lược quyển 116 chép: “Trạc Khởi cư xá nhân. Thỉnh quận, dĩ Trực Long Đồ các Tri Nhuận Châu.” Xem thêm bài Nhiệm khởi cư xá nhân khất quận trạng (任起居舍人乞郡状) thuộc Trương hữu sử văn tập quyển 34
  17. Nay là Tuyên Thành, An Huy
  18. Nay là Hoàng Cương, Hồ Bắc
  19. Dựa theo lời kể của Trương Lỗi trong Dữ Từ Trọng Xa thư (与徐仲车书) ở phần phụ lục thuộc Tiết Hiếu tập (节孝集) của Từ Tích (徐积, tự Trọng Xa): sau khi được rời Tuyên Châu để quay lại kinh sư, Trương Lỗi lại chịu biếm làm Quản câu Minh Đạo cung (管勾/quản câu nghĩa là Trị lý, nhưng ở đây chỉ là hư hàm; Minh Đạo cung là quần thể kiến trúc thờ phụng Lão tử, được xây dựng từ đời Hán, đặt tại quê hương của Lão tử – ngày nay là Lộc Ấp, Hà Nam), ít lâu sau được tự do, nên quay về ở Trần Châu. Trải hơn nửa năm, đầu tháng nhuận năm sau (trong niên hiệu Thiệu Thánh chỉ có 1097 là năm nhuận), Trương Lỗi lại chịu lưu đày làm Giám Hoàng Châu tửu thuế, từ Trần Châu đi qua Thái Châu, Quang Châu để đến Hoàng Châu
  20. Nay là Thiên Môn, Hồ Bắc
  21. Nay là Phụ Dương, An Huy
  22. Nay là Phòng, Hồ Bắc
  23. Xem thêm Tống hội yếu tập cảo (宋会要辑稿), Chức quan 67 – Truất hàng quan 4 và Tư trị thông giám hậu biên (资治通鉴后编) quyển 95
  24. Sử cũ chỉ chép tuổi thọ, mà không nhắc đến năm sinh, năm mất của Trương Lỗi. Căn cứ vào bài Quá Tống đô (过宋都) thuộc Kha Sơn tập quyển 19 có câu: 予元丰戊午岁自楚至宋,由柘城至福昌, 年二十有五. 后十年, 当元祐二年, 再过宋都, 追感存没, 怅然有怀 (Hán Việt: Dư Nguyên Phong mậu ngọ tuế tự Sở chí Tống, do Chá Thành chí Phúc Xương, niên nhị thập hữu ngũ. Hậu thập niên, đương Nguyên Hữu nhị niên, tái quá Tống đô, truy cảm tồn một, trướng nhiên hữu hoài; Tạm dịch: Tôi vào năm mậu ngọ của niên hiệu Nguyên Phong, từ Sở đến Tống, từ Chá Thành chí Phúc Xương, tuổi được 25. Sau 10 năm, vào năm Nguyên Hữu thứ 2 (1087), lại qua Tống đô, nghĩ đến còn mất, buồn bã cõi lòng.) Năm Mậu ngọ của niên hiệu Nguyên Phong tức là năm Nguyên Phong đầu tiên (1078), từ đó biết được năm sinh của Trương Lỗi
  25. Xem Lão Học Am bút ký (老学庵笔记) quyển 4 của Lục Du
  26. Chỉ Trụ (砥柱山) là quả núi nằm giữa dòng Trường Giang, thuộc địa phận Tam Môn Hạp, Hà Nam
  27. Lữ Lương (吕梁山) là dãy núi ở Sơn Tây, kéo dài trong địa phận các địa cấp thị Hãn Châu, Thái Nguyên, Lữ Lương, Lâm Phần; chia tách Hoàng Hà và một nhánh của nó là Phần Hà
  28. Xem thêm Đáp Lý thôi quan thư (答李推官书) thuộc Trương hữu sử văn tập quyển 58
  29. Chí ngôn (至言) nghĩa là ngôn luận cực kỳ cao siêu. VD: Trang tử – Thiên địa: “Thị cố cao ngôn bất chỉ vu chúng nhân chi tâm. Chí ngôn bất xuất, tục ngôn thắng dã.” (tạm dịch: Là bởi cao ngôn không ở trong lòng mọi người. Chí ngôn không nói ra, tục ngôn thắng thế đấy.)
  30. Xem Hạ Phương Hồi nhạc phủ tự (贺方回乐府序) thuộc Trương hữu sử văn tập quyển 51
  31. Uyển Khâu là tên gọi của 1 thiên trong kinh Thi, ghi chép ca dao nước Trần đời Xuân Thu (tức Trần phong), về sau là Trần Châu đời Tống
  32. Kha Sơn là tên 1 ngọn núi ở Hoàng Châu

Liên quan